Việc cúng tế phải thuận ngôi vị thì “đắc chính đắc trung”, hợp lẽ âm dương, chiêu cảm Thần Linh, hoà khí Trời Đất.
Các việc Đại Tự như Tế Trời ở đàn Nam Giao, nhà Vua phải đích thân tế và chỉ Vua mới có quyền tế; tế Thần ở đàn Xã Tắc, Vua đích thân tế các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Đấy là chưa kể trước khi hành lễ nhà vua phải nhập thất trai giới thanh tịnh mới mong ơn gia trì. Đến đất đắp đàn cũng tuyển đất sạch các vùng chọn lựa dâng tới.
Ngày 25/7/1917 vua Khải Định đã chuẩn y việc cúng giỗ ở đền thờ Hùng Vương là ngày tế quốc gia, quan hàng tỉnh của Phú Thọ phải phẩm phục thay mặt triều đình Huế tế vào ngày mồng 10/3 âm lịch hằng năm. Đây là do xa xôi cách trở, nếu không, người đứng đầu quốc gia phải thân lễ dịp ‘quốc tế’ mới “đắc chính đắc trung”.
Tế Thành Hoàng thì Lý trưởng phải hành lễ chứ chẳng thể giao cho chức sắc. Ngày nay, chức Lý trưởng không còn mà Chủ tịch xã lại là đảng viên CS ‘ngại’ và cũng chẳng có đức tin để tế, mà Chủ tịch xã còn dưới Bí thư. Hội Phụ lão và hội Cựu chiến binh đứng ra chủ tế thì làm sao “đắc chính đắc trung”.
Thầy tôi kể, hầu như doanh nghiệp nào của người Việt cũng cúng lễ, nhiều cty của người Việt ở nước ngoài còn cầu kỳ thỉnh thầy sang tận nơi. Thầy khuyên họ “nhập gia tùy tục” họ cũng không nghe, nên mười năm thầy đi khắp châu Âu hướng dẫn những việc như vậy. Cúng ở cty thì Giám đốc [đại diện pháp nhân] phải dâng hương mà khấn, việc biện lễ giao cho phòng Hành chính hay một nhân viên nào đó thạo việc, cẩn thận chuyên trách, nhưng có nơi vợ Giám đốc và Kế toán trưởng đứng ra chủ tế, thật là đành hanh thất lễ. Tết là thời điểm quan trọng trong năm nên bàn thờ ngày Tết cũng trở nên đặc biệt. Chăm chút bàn thờ là cách để con cháu tỏ lòng kính đến các vị tiền bối, vì thế việc này được mọi gia đình Việt chú ý. Thời xưa, việc lau dọn bàn thờ ngày Tết luôn được dành cho người đàn ông, phụ nữ lo việc cỗ bàn. Cúng trong gia đình thì đàn ông phải làm, ‘khoán’ cho đàn bà tất nhiên không “đắc chính đắc trung” đàn bà vượng, sinh hoạt bên ngoài nhiều hơn gia đình, có mấy nhà yên, khốn khổ đến cả lũ trẻ. Đây là điềm thời đại loạn. [Còn tiếp] Ảnh cũ 1935 Rước cờ trong lễ tế ở Nam Giao, Huế. VĂN HÓA THỜ CÚNG – Phần 1: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1410028415984493&set=a.1390309464623055.1073741827.100009320443220&type=3&theater VĂN HÓA THỜ CÚNG – Phần 2: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1411267039193964&set=a.1390309464623055.1073741827.100009320443220&type=3&theater