Thờ tổ tiên vừa là tín ngưỡng vừa văn hóa vừa là trách nhiệm có tính luân lý của người Việt xưa nay. Không chỉ là một cách thể hiện đạo Hiếu, tri ân nhớ về nguồn cội mà người Việt coi tổ tiên là các Đấng Linh Thiêng luôn nâng đỡ độ trì con cháu. Trong tâm thức Việt, người đã khuất và người sống có sự giao cảm.
Hương án thờ tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt, bất kể giàu nghèo. Bàn thờ mặc định là ngự vị của các bậc tiền nhân, luôn tôn trí ở gian chính, trang trọng nhất trong nhà. Ngày nay, nhiều kẻ thiếu hiểu biết hoặc theo lối Tây học, cho chỗ chính của cái nhà là phòng khách, nơi ‘trung tâm’ đó, họ để TV giải trí mà đa phần là phim ảnh bạo lực giết chóc, tình cảm suy đồi, quảng bá tiêu thụ… phát ra những năng lượng tiêu cực. Một số có lập hương án nhưng để trong góc nhà, phòng phụ, gác xép hay trên tầng áp mái hiu quạnh, thiếu năng lượng sống… đều là trái đạo.
Khi giao tiếp với tổ tiên – có lúc thỉnh cầu, có khi sám hối, có khi lễ tạ, có khi tác bạch việc nhà… con cháu đốt nến, thắp đèn, dâng hương. Việc giao cảm với các cõi vô hình bao giờ cũng cần năng lượng của lửa, điều này là hoàn toàn đồng nhất trong tất cả các giống dân trên địa cầu.
Văn minh lúa nước được thể hiện trên bàn thờ Việt. Thông thường, trên hương án, ở ngay trước bát hương đặt một chiếc Kệ trên đó đặt Đài nhỏ đựng nước cúng duy trì thường xuyên. Nếu không có đủ bộ như vậy, mỗi lần thắp hương gia chủ cũng vẫn phải dâng nước. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam cũng cúng dường nước và giải thích là tượng trưng bản tính tâm.
Bàn thờ tổ tiên luôn cần được thanh tịnh. Vì thế, đồ tế lễ chỉ có thể dâng hương, hoa, trà, quả... Ngày giỗ Tết, con cháu muốn dâng cỗ mặn phải đặt ở một chiếc bàn phụ thấp hơn bàn thờ chính.
Ảnh minh họa sưu tầm internest.
VĂN HÓA THỜ CÚNG – Phần 1: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1410028415984493&set=a.1390309464623055.1073741827.100009320443220&type=3&theater