Mình cảm ơn Duduxanh Mui đã gửi tặng bài và Trần Trọng Hiền đã dịch vấn đề này.

Đọc xong, mình hiểu ra lý do ông bà ngoại không ăn cơm lứt mà ăn cháo lứt, không nấu áp suất mà nấu nồi thoát hơi. Không hãm trà lứt rang mà hãm gạo xát rang. Lứt cần ngâm rất lâu để đạt trạng thái tiền nảy mầm làm cho các hóa chất ức chế nảy mầm trong hạt trở nên vô hại với hệ miễn dịch, càng gần trạng thái nẩy mầm thì thành phần dinh dưỡng GABA [gamma amino butyric acid] càng tăng nhưng ngược lại hương vị của gạo lứt sẽ giảm nên để ngon thì không ăn khi gạo đạt trạng thái nảy mầm, bởi cơm không ngon nên các cụ ninh cháo kiểu nấu chậm với các loại đậu. Lứt ngâm nước ấm từ 6 giờ sáng tới 23 giờ [thay nước nhiều lần] bắt đầu ninh tới 7 giờ sáng hôm sau, như vậy chế biến một món cháo lứt hết 25 giờ.
Mình cũng hiểu rõ hơn văn minh lúa nước, tổ tiên người Việt đã kinh nghiệm cách chế biến gạo an toàn, hấp thu dinh dưỡng nhưng không bị nhiễm độc tố từ vỏ lứt và phôi. Bảo quản gạo ở dạng thóc. Khi ăn xay và giã kiểu truyền thống [không đánh bóng gạo như máy công nghiệp] vẫn còn một lớp cám mỏng nhưng phôi mầm bị bong ra và nấu cơm không cần ngâm rất ngon và dễ tiêu, phù hợp khí hậu nhiệt đới. https://www.facebook.com/notes/trần-trọng-hiền/để-ăn-cơm-có-được-sức-khỏe/10201103712592427?comment_id=10201116793479441¬if_t=comment_mention