Những dụng cụ chế biến nông sản thô sơ xa xưa chứng tỏ người Việt dùng gạo giã bong phôi chứ không ăn lứt. Điển hình là giã gạo bằng chày trên trống đồng. Người Việt chỉ dùng lứt ngâm kỹ, đồ, ủ men làm rượu nếp trong dịp tết Đoan Ngọ tháng 5 và tết Cơm Mới tháng 10.
Sau này [trước khi có máy xát công nghiệp] người Việt miền xuôi dùng cối giã chân sau khi xay tách vỏ trấu. Miền núi có cối giã bằng sức nước. Nhiều nơi vẫn giã chày tay. Loại gạo chế biến thủ công gọi là gạo xát dối, vẫn còn cám nhưng đã bong phôi. Hình ảnh: Cảnh giã gạo và giần gạo, minh họa P.Huard & M. Durand trong Connaissance du VietNam.
Bây giờ máy công nghiệp đánh bóng gạo kỹ quá mất toàn bộ lớp vỏ cám nên người ta nghĩ tới ăn lứt để tận dụng chất ở vỏ nhưng do không có sự trao truyền về chế biến lứt nên nhiều người ăn lứt mà không ngâm kỹ để xử lý chất kháng dinh dưỡng ở phôi mầm.