Giống như tình trạng GMO, nhóm rất nhỏ lợi ích lứt đang muốn giữ thông tin về ô nhiễm asen tập trung ở vỏ lứt trong bóng tối và phản ứng biện pháp khắc phục rất đơn giản là quay về truyền thống của người Việt – ăn gạo xát. Họ không quan tâm tới các khuyến cáo bảo vệ sức khỏe trẻ em, giảm ăn gạo, thay bằng mễ cốc khác vì tế bào non nhạy cảm với độc tố. Thủ thuật của họ là, khi có ai nói tới ô nhiễm asen trong lứt thì họ đưa ra ví dụ ai đó ăn thực dưỡng gạo lứt muối mè đã khỏe hơn, một chiêu khác là nói sang ô nhiễm asen trong nước uống, thậm chí coi ô nhiễm asen là bắt buộc của tự nhiên mà không phân biệt hai dạng asen vô cơ và asen hữu cơ… Mức độ tâm linh như vậy khó hy vọng cho nông nghiệp sạch.
Hiện tại, theo thông tin các bạn cho biết, nhóm này chưa trồng được gạo hay bất kỳ nông sản gì đạt chứng nhận hữu cơ, nên tôi hy vọng, khi trồng được họ sẽ nói rằng phải chọn gạo hữu cơ có chứng nhận để giảm ô nhiễm asen.
Cũng giống như với GMO, tôi chia sẻ các thông tin mà tôi biết, không chỉ riêng asen trong lứt mà cả asen trong nước, asen vô cơ và cả asen hữu cơ để các bạn tự chọn giải pháp và suy nghĩ xem, nếu nguồn nước đã ô nhiễm asen, khắc phục khó khăn rồi thì liệu có nên tiếp nhận thêm asen từ vỏ lứt?
* Các bạn tham khảo thông tin về nhiễm độc asen cấp và mãn tính. Asen tích tụ rất lâu mới gây bệnh, bệnh bowen sau 10 năm, bệnh ung thư tế bào gai sau 20 năm, ung thư phổi sau 30 năm… http://www.dalieudongdieu.net/da-lieu/3/nhiem-doc-arsenic-c763.html
* Asen độc gấp 4 lần thuỷ ngân. Asen nguyên tố và các hợp chất của Asen được Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế và liên minh Châu Âu (EU) công nhận là các chất gây ung thư nhóm 1. http://vov.vn/doi-song/nuoc-sinh-hoat-nhiem-doc-to-asen-ke-giet-nguoi-vo-hinh-336864.vov
* Bài viết của giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia về nông nghiệp về những vấn đề trong thành phần gạo hiện nay. http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/gao-chua-nhieu-doc-to-gay-benh-ung-thu-2422454.html
* Nghiên cứu của Viện Y học Lao động & Vệ sinh môi trường cho biết, có đến 4,6% dân cư bị rối loạn sắc tố da, 32% bị rối loạn vận mạch, 32% có biểu hiện bệnh lý thai sản, 4% xuất hiện khối u tại những gia đình dùng nước uống nhiễm độc asen từ 3 năm trở lên. http://suckhoedoisong.vn/bac-si-tra-loi/nhung-bieu-hien-khi-nhiem-doc-asen-20100728040832766.htm
* Do cấu trúc địa chất, mật độ nhiễm asen ở miền Bắc cao hơn hẳn miền Nam. Vùng châu thổ sông Hồng, trong đó có khu vực phía nam Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương… là những vùng nhiễm nghiêm trọng nhất. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều tỉnh cũng bị nhiễm asen với nồng độ cao, như Đồng Tháp, An Giang. http://www.baomoi.com/Hiem-hoa-tu-nguon-nuoc-nhiem-doc-asen/c/10994764.epi
* Thức ăn của gà thường chứa thạch tín cho nên phân gà cũng là một nguyên nhân không thể ngờ tới góp phần làm cho hàm lượng thạch tín trong đất nông nghiệp khó suy giảm. http://khoahoc.tv/khampha/sinh-vat-hoc/thuc-vat/41896_nguyen-nhan-khien-gao-nhiem-thach-tin.aspx
* Bài trên National Food Agency Sweden [Thụy Điển] Trẻ em không nên ăn cơm và sản phẩm từ lúa gạo nhiều hơn 4 lần 1 tuần. Cơ quan Lương thực Quốc gia Thụy Điển khuyến cáo không cho trẻ em dưới 6 tuổi ăn bánh từ gạo, không dùng đồ uống từ gạo mà lựa chọn đồ uống từ thực vật phong phú khác để thay thế. Một cách để giảm lượng asen là nấu cơm bằng nhiều nước phụ trội, sau đó chắt ra. Việc làm này có thể làm giảm hàm lượng thạch tín trong cơm xuống một nửa. Cần lưu ý, gạo lứt chứa hàm lượng cao của asen so với gạo xát do asen chủ yếu tập trung ở vỏ cám. Thông thường, chúng tôi khuyên bạn nên chọn cho các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt [ngũ cốc thô toàn phần], nhưng gạo chỉ nên thỉnh thoảng. http://www.livsmedelsverket.se/en/food-and-content/oonskade-amnen/metaller/arsenik-i-ris/
* Việc ô nhiễm asen không chỉ do nước mà còn do hóa chất nhồi vào gia cầm gia súc. Các hợp chất roxarsone, carbarsone, axit arsanilic đã có trong 101 loại thuốc bổ sung vào thức ăn cho gà và lợn để phòng bệnh, thúc đẩy tăng trưởng. FDA đã hủy bỏ 3 trong số các loại thuốc này vào năm 2013 sau khi tìm thấy kết nối giữa phân gia cầm làm phân bón và mức độ asen cao. Nhóm môi trường đã đệ đơn kiến nghị gần 4 năm để cấm các loại thuốc trong thức ăn chăn nuôi mà rồi sẽ thải vào môi trường. Tiến sĩ Michael Crupain cho rằng trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương nhất và trẻ dưới 5 tuổi không nên uống sữa gạo như là một thay thế cho sữa. http://civileats.com/2014/11/18/how-much-arsenic-is-in-your-rice-depends-on-the-rice-study-says/#sthash.892ZhSSW.dpuf http://www.nytimes.com/2013/10/02/business/fda-bans-three-arsenic-drugs-used-in-poultry-and-pig-feeds.html?_r=2
* Ở Anh, trẻ dưới 4 tuổi rưỡi được khuyến cáo không nên uống sữa gạo vì lo ngại thạch tín. 3633 người tham gia nghiên cứu [nước tiểu sau khi ăn gạo] cho thấy rằng trung bình ăn một món gạo có hàm lượng asen trong nước tiểu cao hơn so với người không ăn gạo 44%, và tiêu thụ 2 món gạo thì cao hơn 70% những người không ăn. http://www.consumerreports.org/cro/magazine/2012/11/arsenic-in-your-food/index.htm
* Nghiên cứu cho thấy lứt chứa arsen vô cơ nhiều hơn 80% so với gạo xát cùng loại vì arsen có xu hướng tích tụ ở lớp ngoài của hạt http://www.consumerreports.org/cro/magazine/2012/11/arsenic-in-your-food/index.htm.
* Các bạn tham khảo báo nhà nước về cách ĐỒ CƠM để giảm thiểu Ô NHIỄM THẠCH TÍN trong gạo, đặc biệt là lớp VỎ LỨT là nơi tập trung nồng độ cao thạch tín. http://dantri.com.vn/su-kien/cach-nau-com-loai-bo-chat-asen-gay-ung-thu-20150730080943677.htm http://afamily.vn/suc-khoe/cach-nau-com-de-giam-bot-hoa-chat-trong-gao-20150724040819483.chn
Xem thêm cùng chủ đề: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1474693302851337&set=a.1390309464623055.1073741827.100009320443220&type=3&theater https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1460705234250144&set=a.1390309464623055.1073741827.100009320443220&type=3&theater https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1476325929354741&set=a.1390309464623055.1073741827.100009320443220&type=3&theater https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1486208471699820&set=a.1390309464623055.1073741827.100009320443220&type=3&theater https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1507404519580215&set=a.1390309464623055.1073741827.100009320443220&type=3&theater https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1510691365918197&set=a.1390309464623055.1073741827.100009320443220&type=3&theater https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1485160135137987&set=a.1390309464623055.1073741827.100009320443220&type=3&theater https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1471803989806935&set=a.1390309464623055.1073741827.100009320443220&type=3&theater https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1471135406540460&set=a.1390309464623055.1073741827.100009320443220&type=3&theater