Chủ đề giới hạn:
Năm 29 tuổi tôi theo học lớp Dịch với một vị thầy Đông y. Hôm đó, trong giờ giải lao, cánh đàn ông ra ban công hút thuốc, có bạn than thở với thầy rằng, lấy vợ đã 8 năm mà không sinh được, cả hai đã đi khám nhiều nơi, không phát hiện ra bệnh. Một bạn khá ác khẩu nói ngay rằng, ông phải xem lại đường ăn ở chứ sao mà không có linh hồn nào muốn đầu thai vào nhà ông. Thầy nói rằng, trước hết phải xem đường ăn, nghĩ lại xem gia đình có tiêu thụ nhiều đậu nành không.
Khi đó tôi không hiểu, sau này trong lớp cũng không ai nhắc lại chủ đề đó nữa mà tôi ít tuổi nhất, lớp lại toàn đàn ông nên ngại không đề cập, nhưng tôi suy nghĩ về điều thầy nói và để ý thấy ông bà tôi không ăn giá đậu nành mà chỉ ăn đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen. Một lần tôi thắc mắc vì sao nhà mình không nấu đậu nành như các đậu khác, bà tôi nói rằng ăn nhiều đậu nành là bị bướu cổ còn ông thì nói là chỉ ăn đậu nành ở dạng chao [miền Nam gọi là đậu phụ nhự]. Gia đình giới hạn 4-5 bữa trong 1 tuần dùng sản phẩm từ đậu nành [hồi đó chưa có GMO] như phù trúc [dried beancurd sheets], đậu phụ [tofu], tương truyền thống, soy sauce, tương miso, tương tamari… không uống sữa đậu nành, không ăn đậu hạt tươi, không uống bột rang xay, không mầm đậu nành, không đạm đậu nành. Sau này, khi có nành GMO, tôi để ý đọc về nó, và đây là một trong số bài, tôi xếp theo thời gian để dễ theo dõi: ---------- Đậu nành làm giảm khả năng sinh sản. BBC giới thiệu nghiên cứu của Giáo sư Lynn Fraser, King's College London http://news.bbc.co.uk/2/hi/health/4115506.stm ----------

TOÀN BỘ CÂU CHUYỆN VỀ ĐẬU NÀNH là cuốn sách về dinh dưỡng quan trọng nhất của thập kỷ. Tiến sỹ Kaayla T. Daniel vạch trần huyền thoại tiếp thị bán đậu nành của công nghiệp thực phẩm. “The Whole Soy Story” dày 400 trang, chứa đựng mọi thứ bạn muốn biết về đậu nành. Dr. Daniel nhận bằng Tiến sỹ dinh dưỡng học từ Union Institute và University in Cincinnati. Được công nhận là nhà dinh dưỡng lâm sàng do Hiệp hội các nhà dinh dưỡng quốc tế và Mỹ tại Dallas. Bà là phó chủ tịch của The Weston A. Price Foundation và Hội đồng quản trị của The Farm-to-Consumer Legal Defense Fund. Ngoài cuốn “The Whole Soy Story” xuất bản năm 2005, bà còn là đồng tác giả của “Nourishing Broth: An Old-Fashioned Remedy for the Modern World” xuất bản 2014.
Theo dõi bản tin của Tiến sĩ Kaayla tại www.drkaayladaniel.com
Liên kết FB https://www.facebook.com/DrKaaylaDaniel
Tóm tắt bài của Tiến sỹ Mercola giới thiệu về cuốn sách của Tiến sỹ Daniel:
Trong “The Whole Soy Story” có hàng ngàn nghiên cứu liên kết đậu nành đến sự cố hệ thống miễn dịch, rối loạn chức năng tuyến giáp, suy giảm nhận thức, suy dinh dưỡng, suy tiêu hóa, rối loạn sinh sản, vô sinh, ung thư và bệnh tim. Một số vấn đề sức khỏe liên quan đến tiêu thụ đậu nành:
• Ung thư vú
• Tổn thương não
• Bất thường ở trẻ sơ sinh
• Rối loạn tuyến giáp
• Sỏi thận
• Suy hệ thống miễn dịch
• Nặng, dị ứng thực phẩm có khả năng gây tử vong
• Khiếm khuyết sinh
• Nguy hiểm khi mang thai và cho con bú
Để cho dễ hiểu chúng ta cần biết rằng TỪ 1996 TỚI NAY CÓ 2 KIỂU ĐẬU NÀNH: TRUYỀN THỐNG & BIẾN ĐỔI GEN.
A/ Điều gì làm cho đậu nành biến đổi gen [GMO] là xấu?
Việc thay đổi di truyền thực hiện để đậu nành chịu đựng được nhiều hơn nữa với thuốc diệt cỏ Roundup, bởi vậy nó chứa các gen từ vi khuẩn để sản xuất ra loại protein mà chưa bao giờ là thực phẩm cho con người. Đậu nành GM có liên quan đến sự gia tăng bệnh dị ứng, gen dị biệt chui vào hệ tiêu hóa và tiếp tục hoạt động – điều này có nghĩa rằng cả năm sau khi bạn ngừng ăn đậu nành GM, bạn vẫn có thể có một loại protein có khả năng gây dị ứng tiếp tục được sản xuất ra trong ruột của bạn.
B/ Đậu nành không biến đổi gen [Non-GMO] thì có gì xấu?
* Đậu nành chứa độc tố tự nhiên được gọi là "chất kháng dinh dưỡng": Các loại thực phẩm đậu nành có chứa các yếu tố như saponin, soyatoxin, phytates, chất ức chế protease, oxalat, goitrogens và estrogen, một số yếu tố gây trở ngại cho các enzym cần để tiêu hóa protein. Khi bạn chỉ ăn một lượng nhỏ đậu nành, các chất chống dinh dưỡng không có khả năng gây ra vấn đề nhưng số lượng đậu nành mà người Mỹ tiêu thụ hiện nay là rất cao.
* Đậu nành chứa hemagglutinin là một chất làm tan huyết khối.
* Đậu nành chứa goitrogens ức chế quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp và gây trở ngại cho sự trao đổi iodine, qua đó can thiệp vào chức năng tuyến giáp của bạn.
* Đậu nành chứa phytates [acid phytic] gắn với các ion kim loại, ngăn sự hấp thu khoáng chất nhất định, bao gồm canxi, magiê, sắt và kẽm – những yếu tố cho sinh hóa tối ưu trong cơ thể. Đây là vấn đề đối với người ăn chay dùng nhiều đậu nành.
* Đậu nành được nạp với các chất isoflavone genistein và daidzein: Isoflavones là một loại phytoestrogen thực vật giống estrogen người. Các hợp chất này bắt chước và đôi khi chặn các hormone estrogen, và đã được tìm thấy có tác dụng phụ trên các mô. Nạp nhiều Phytoestrogens gây phá vỡ chức năng nội tiết, có thể vô sinh, có thể thúc đẩy ung thư vú ở phụ nữ. Uống hai ly sữa đậu nành mỗi ngày trong một tháng có khả năng làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
* Đậu nành có mức độ độc hại của nhôm và mangan: Đậu nành được chế biến trong bể chứa nhôm có thể bị ngấm nhôm. Công thức đậu nành cao hơn 80 lần mangan tìm thấy trong sữa mẹ.
* Sữa bột công thức đậu nành tạo nguy cơ cao cho sức khỏe của sơ sinh và trẻ nhỏ: gần 20% trẻ Mỹ đang ăn sản phẩm đậu nành, estrogen trong đậu nành có thể gây hại không thể phục hồi cho sức khỏe sinh sản. Kể từ sự ra đời của các loại thực phẩm GM vào năm 1996, đã có bùng nổ vấn đề trẻ nhẹ cân, vô sinh, và các vấn đề khác trong dân số Hoa Kỳ. Tránh tất cả GMO, trừ khi bạn muốn làm một động vật thí nghiệm của công nghiệp công nghệ sinh học.
C/ Ăn đậu nành kiểu gì là tốt?
Tôi muốn nói rõ rằng tôi không phản đối tất cả các chế phẩm từ đậu nành. Đậu nành có thể lợi ích vô cùng cho sức khỏe, chỉ khi nó là hữu cơ và được lên men đúng cách. Sau một quá trình lên men dài, phytate và các yếu tố "kháng dinh dưỡng" trong đậu nành giảm, dễ dàng cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể đã nghe rằng dân Nhật sống lâu hơn và có tỷ lệ ung thư thấp hơn so với dân Mỹ bởi vì họ ăn nhiều đậu nành nhưng chủ yếu là đậu nành truyền thống lên men chất lượng cao và nó luôn luôn là cách duy nhất tôi khuyên bạn tiêu thụ.
Đậu nành lên men tự nhiên nên ăn những gì:
* Tempeh
* Miso
* Natto với một kết cấu dính và hương vị pho mát
* Soysauce kiểu truyền thống được làm bằng cách lên men đậu nành; phải cảnh giác vì nhiều loại soysauce trên thị trường được thực hiện nhân tạo bằng pha trộn hóa học
Đậu nành không lên men tự nhiên cần tránh những gì:
* Tofu đậu phụ không được lên men
* TVP protein cô lập từ hạt nành, trong đó có chứa một lượng lớn các msg không nên tiêu thụ
* Dầu đậu nành
* Sữa đậu nành
* Pho-mát đậu nành
* Kem đậu nành
* Sữa chua đậu nành
* Chay giả mặn làm từ đậu nành
* Protein đậu nành
* Edamame
* Bột đậu nành
* Một nguồn phổ biến khác của đậu nành là lecithin được xử dụng như một chất nhũ hóa trong nhiều loại thực phẩm.
http://articles.mercola.com/sites/articles/archive/2010/09/18/soy-can-damage-your-health.aspx
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1592405691080097&set=a.1551121885208478.1073741839.100009320443220&type=3&theater
----------
Điều tra về đậu nành của Tiến sỹ Mike Fitzpatrick bắt đầu vào năm 1991, khi Richard James, một luật sư triệu phú Mỹ và vợ là Valerie nuôi chim, họ muốn chim non được bồi bổ và bắt đầu cho ăn đậu nành. Trong tự nhiên, vẹt không ăn đậu nành nhưng thức ăn gia cầm chế biến sẵn có bổ sung protein từ đậu nành. Kết quả thảm khốc, một số chim vô sinh, nhiều con đã chết, một số dậy thì sớm.
Tiến sỹ Mike Fitzpatrick kể về việc Luật sư Richard James thuê điều tra về đậu nành nuôi chim, "Chúng tôi nghĩ rằng ông ấy bị điên, nhưng ông đã chi rất nhiều tiền và muốn chúng tôi tìm hiểu những gì đang xảy ra." Sau khi nghiên cứu thấu đáo về đậu nành và các hiệu ứng của nó: "Chúng tôi nhanh chóng phát hiện ra rằng, đậu nành chứa độc tố và oestrogen đủ mạnh để phá vỡ chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trong các thí nghiệm. Nó cũng gây hại cho tuyến giáp."
Nhờ vận động hành lang của tỷ phú Richard James cuối cùng đã buộc các chính phủ điều tra về đậu nành https://www.theguardian.com/news/2006/jul/25/food.foodanddrink ---------- Bài sau tôi sẽ viết về cải tiến đậu phụ để đỡ bị ảnh hưởng, bổ hơn và ngon hơn. Ảnh internet.